Ngày 18/9/2024, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch đường sông ở Việt Nam - Định hướng và giải pháp” tại khách sạn Thăng Long Opera, Hà Nội.

Hội thảo do Tiến sỹ Phạm Văn Thủy - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo còn có các đại biểu là lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ - Môi trường và Vụ Đào tạo thuộc Bộ VHTTDL; đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam; đại diện các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch địa phương; cùng các diễn giả, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, doanh nghiệp du lịch.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy

phát biểu khai mạc Hội thảo

Mở đầu khai mạc hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy phát biểu: Trong thời gian qua, Việt Nam đã tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, đảo; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; du lịch đô thị… Với tiềm năng, lợi thế này, Việt Nam tăng cường phát triển một số loại hình du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu hướng mới của thị trường như: du lịch golf, du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch đường sắt.. Đặc biệt, nhờ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện cho phát triển du lịch tại sông Hồng, các sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long… Tuy nhiên du lịch đường sông vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong phát triển hạ tầng, văn hóa đặc trưng vùng miền, vấn đề về môi trường… 

Hội thảo hôm nay được tổ chức với mong muốn các đại biểu sẽ cùng nhau thảo luận, đánh giá thực trạng, chỉ ra tồn tại và đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển du lịch đường sông ở Việt Nam. Đây cũng cơ hội để kết nối các địa phương, doanh nghiệp liên kết tạo ra các sản phẩm mới, đặc sắc đưa du lịch sông của Việt Nam trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn độc đáo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch phát biểu: Việt Nam với mạng lưới sông ngòi phong phú khoảng 2.360 con sông lớn nhỏ có tổng chiều dài khoảng 41.900km trên cả nước. Mỗi vùng sông nước đều có nét đặc trưng riêng về cảnh quan và văn hóa rất đa dạng. Bên cạnh đó, nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống và danh lam thắng cảnh nằm dọc các tuyến sông, tạo điều để du lịch đường sông phát triển. 

Hiện nay trên cả nước đã hình thành một số tuyến du lịch đường đông như du lịch sông Nho Quế (Hà Giang), sông Hương (Huế), sông Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)… là những điểm sáng đang thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Đồng chí  Bùi Xuân Trường – Phó giám đốc Sở VHTT&DL Hòa Bình

phát biểu tại hội thảo

Các đại biểu đã đánh giá Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đó là hệ thống sông ngòi, kênh, rạch rải khắp mọi miền đất nước là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên du lịch đường sông còn một số hạn chế như: hạ tầng giao thông đường thủy chưa được đầu tư đúng mức; ô nhiễm môi trường; thiếu liên kết trong phát triển du lịch đường sông; bất cập trong công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch… Để khắc phục các tồn tại, hạn chế của du lịch đường sông cần có chiến lược và quy hoạch về du lịch đường sông một cách hoàn chỉnh, bài bàn; có các chính sách phát triển du lịch đường sông; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như phải có nguồn nhân lực du lịch chất lượng; nâng cấp hạ tầng giao thông đường thủy, xây dựng bến tàu, cầu cảng và phát triển dịch vụ hỗ trợ; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên giá trị lịch sử, văn hóa và hệ sinh thái riêng biệt của mỗi dòng sông; thúc đẩy liên kết giữa các địa phương thông qua các chương trình du lịch liên vùng; áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, xử lý nước thải, rác thải hiệu quả và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên ven sông…

Sau khi tổng hợp các ý kiến phát biểu. Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy ghi nhận và đánh giá cao các bài tham luận, ý kiến đề xuất của đại biểu và kết luận: Cần kết hợp giữa quy hoạch địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông kết nối liên vùng; quy hoạch sản phẩm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thu hút đầu tư phát triển du lịch đường sông. Phải đưa ra các giải pháp về nguồn lực; cơ chế chính sách phát triển du lịch đường sông; kế hoạch quảng bá, giới thiệu; xây dựng các sản phẩm lịch sử, văn hóa, tâm linh, lễ hội, ẩm thực kết hợp với du lịch đường sông. Cục Du lịch quốc gia sẽ báo cáo, đề xuất cấp trên xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy nội địa trong thời gian tới.

Đường dây nóng

0912.085.840

Thông báo mới

Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc


Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh


Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình


Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển


Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc


Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh


Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình


Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển


Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc


Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh


Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình


Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển


Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc


Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh


Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình


Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển


Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc


Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh


Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình


Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển


Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc


Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh


Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình


Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển


Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc


Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh


Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình


Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển


Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc


Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh


Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình


Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển



congdulichthongminh21.jpg

cong ty co phan

applaza 585x320

baotangmuong

Ecolodge final logo

Hoa Binh Tourist Logo

nha hang lan dung

DA GIANG

Khách sạn Đồng Nhân