-
Được đăng: 01 Tháng 8 2024
-
Lượt xem: 133
Hòa Bình có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp. Trên địa bàn tỉnh có 110 điểm di tích, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó 41 di tích cấp quốc gia và 69 di tích cấp tỉnh và nhiều hang động chứa đựng những di chỉ khảo cổ của nền “Văn hóa Hòa Bình”; có 04 khu bảo tồn thiên nhiên là Ngọc Sơn – Ngổ luông, Thượng tiến, Pu Canh, Hang Kia – Pà Cờ rất đa dạng về sinh học, hệ động thực vật phong phú… Có nguồn nước khoáng nóng tại Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy là tiềm năng phát triển những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh hấp dẫn. Hồ Hòa Bình có diện tích mặt nước 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 với nhiều đảo lớn nhỏ tạo nên phong cảnh sông nước hữu tình có tiềm năng phát triển du lịch đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển thành khu du lịch quốc gia.
Phong cảnh tươi đẹp ở Hòa Bình
Hòa Bình là vùng đất cổ, nơi có nền “Văn hóa Hòa Bình” thời kỳ đồ đá mới nổi tiếng thế giới cách đây hơn 20 vạn năm. Hiện còn bảo tồn, lưu giữ hàng trăm chiếc trống đồng và gần 10 ngàn chiếc Chiêng quý giá. Hòa Bình có 6 dân tộc chính sinh sống gồm: Mường, Kinh, Thái, Dao, Mông, Tày. Mỗi dân tộc ở Hòa Bình có bản sắc văn hóa riêng thể hiện trong trang phục, tập quán, kiến trúc nhà ở, trang phục, dân ca, dân vũ, nhạc cụ, truyền thống đặc sắc và nhiều lễ hội dân gian độc đáo như: Lễ hội Chùa Tiên, Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Lễ hội Đền Bờ, Lễ hội Chá Chiêng, Lễ hội Xên Mường Mai Châu… Hiện Hòa Bình có 05 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Mo Mường, nghệ thuật Chiêng Mường, Lễ hội Khai hạ, Tri thức dân gian lịch tre của dân tộc Mường và tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng Loóng của người Thái Mai Châu, đây là những lợi thế để du lịch Hòa Bình ngày càng phát triển.
Mảnh đất Hòa Bình gắn với dân tộc Mường
Với mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, những năm qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 30/12/2016 phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 22/6/2017 về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 17/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành Khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 49/CT ngày 27/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác quản lý, đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Kế hoạch thực hiện Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2014 - 2020; Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh cũng đã ban hành Đề án phát triển du lịch Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn. Đồng thời tỉnh đã triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035 và đang lập các Quy hoạch phân khu du lịch. Tỉnh Hòa Bình xác định phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đa dạng sản phẩm du lịch gắn với phát huy văn hóa, tiềm năng, lợi thế của địa phương và xây dựng nông thôn mới. Phát triển dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe; tập trung phát triển du lịch văn hóa, du lịch thể thao, hội thảo, dịch vụ du lịch cộng đồng, kinh tế ban đêm. Chú trọng khai thác thị trường vùng Thủ đô Hà Nội song song với mở rộng thị trường trong nước, quốc tế. Đẩy mạnh công tác hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, đặc biệt là liên kết với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nước ngoài để mở rộng thị trường thu hút khách, thúc đẩy phát triển du lịch. Theo đó, tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách, quy hoạch du lịch theo quy định, huy động tối đa nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế du lịch; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch; nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện tài nguyên và định hướng phát triển của tỉnh, như các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh, thể thao… Từng bước xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Hòa Bình gắn với hình ảnh đặc trưng, độc đáo mang bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt là bản sắc văn hóa dân tộc Mường.
Cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, trong những năm gần đây, du lịch tỉnh Hòa Bình đã tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Hiện nay tỉnh Hòa Bình đã xây dựng được nhiều các loại hình du lịch cụ thể như sau:
Đối với loại hình Du lịch văn hóa tâm linh: Tỉnh Hòa Bình đã có những điểm du lịch tâm linh như đền Thác Bờ và động Thác Bờ trên Khu du lịch hồ Hòa Bình; Quần thể di tích hang động núi đầu rồng và đền Thượng Bồng Lai thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong; Quần thể các di tích huyện Lạc Thủy (nơi có Di tích lịch sử cách mạng địa điểm Nhà Máy In tiền đồn điền Chi Nê và Quần thể hang động khu vực Chùa Tiên xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy)…
Đối với loại hình Du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng Hòa Bình được hình rất sớm ở Việt Nam từ năm 1970 và phát triển mạnh sau năm 1990. Mai Châu là huyện có những điểm du lịch cộng đồng đầu tiên sau do du lịch cộng đồng phát triển đến các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc... Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm du lịch cộng đồng với hơn 200 homestay như bản Lác, bản Văn, bản Poom Coọng, bản Bước, bản Hịch, bản Chà Đáy, bản Hang Kia trên địa bàn huyện Mai Châu; Xóm Ngòi, xóm Ải, xóm Chiến triên địa bàn huyện Tân Lạc; bản Ké, bản Sưng, bản Đá Bia thuộc huyện Đà Bắc. Đây là các bản của người dân tộc Mường, Thái, Dao và Mông còn giữ gìn được từ kiến trúc cảnh quan đến phong tục tập quán lối sống đang thu hút được nhiều du khách quốc tế đến tham quan, nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống cùng với bà con địa phương.
Đối với loại hình Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Hòa Bình đã có hơn 50 điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đặc sắc hấp dẫn: Mai Chau Hideaway, Mai Châu Ecolodge, Bakhan Village Resort, Avana Retreat tại huyện Mai Châu; Khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Dụ, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sun Set, Khu nghỉ dưỡng La Saveur Resort tại huyện Lương Sơn; An Lạc Farm, V’resort và Serena Resort huyện Kim Bôi... Đây là những khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, có cảnh quan thiên nhiên khí hậu trong lành đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của nhiều du khách.
Khách du lịch tham quan tại Hòa Bình
Đối với loại hình lịch thể thao: Tỉnh Hòa Bình đã có 2 sân golf đạt tiêu tiêu chuẩn quốc tế gồm sân Golf Phượng Hoàng 54 lỗ tại huyện Lương Sơn và sân Hilltop Valley Golf Club 18 lỗ tại thành phố Hòa Bình thu hút được nhiều du khách chơi golf; đặc biệt đã tổ chức nhiều giải golf trong nước và quốc tế. Tỉnh có một số điểm bay dù lượn tại xã Phúc Tiến, thành phố Hòa Bình và điểm bay tại Bái Nhạ thuộc huyện Lạc Sơn. Bên cạnh đó, Tỉnh Hòa Bình còn có nhiều các điểm tham quan như Công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình, Bảo tàng không gian văn hóa Mường, Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam ... là những điểm đến thu hút được nhiều khách tham quan du lịch.
Tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch; tăng cường xúc tiến, quảng bá, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch. Tập trung đổi mới công tác quản lý nhà nước theo hướng phục vụ doanh nghiệp, người dân. Chú trọng thực hiện cải cách hành chính; đẩy mạnh nội dung số hóa dữ liệu của các ngành để thuận lợi cho việc hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp…Tỉnh đã huy động nguồn ực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch có trọng tâm, trọng điểm, trong đó quan tâm nâng cấp và mở rộng một số tuyến đường đến các khu du lịch, nhất là các tuyến đường kết nối lên vùng lõi của khu du lịch hồ Hòa Bình như: đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các bến, bãi đỗ xe, các điểm dừng nghỉ cho khách du lịch trên các tuyến quốc lộ 6, đường Hồ Chính Minh, đường Hòa Lạc - Thành phố Hòa Bình; xây dựng các bến cảng thủy nội địa vùng Hồ Hòa Bình và các tuyến đường thủy trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh với các khu, điểm du lịch trên cả nước.
Tuy nhiên, du lịch Hòa Bình vẫn tồn tại những hạn chế về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xúc tiến quảng bá…, nhất là trong bối cảnh thế giới và trong nước đang có nhiều biến động với sự gia tăng áp lực cạnh tranh điểm đến cùng sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng số, thì hoạt động quản lý nhà nước về du lịch cũng đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương thức, nhằm phát huy mạnh mẽ hơn việc điều tiết, hướng dẫn, giám sát, giúp du lịch có điều kiện phát triển đúng hướng. Công tác quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh an toàn cho du khách, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh là một trong những hạn chế, vẫn còn có hiện tượng doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh du lịch, kinh doanh lưu trú không có giấy phép, quảng cáo sai sự thật... vẫn còn diễn ra.
Với mục đích triển khai các nhiệm vụ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhằm phát triển du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quan điểm mục tiêu phát triển du lịch theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, Thực hiện quản lý nhà nước của tỉnh Hoà Bình về du lịch theo hướng bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình để chỉ đạo các Sở, ban, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể như sau:
(1) Thực hiện có hiệu quả Luật Du lịch năm 2017 và chiến lược, Nghị quyết, Chương trình, Đề án, kế hoạch… phát triển du lịch của Trung ương, của tỉnh để nâng cao hiệu quả về quản lý Nhà nước, thu hút nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch trong Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy hoạch khác liên quan đến du lịch và các khu vực trọng điểm tỉnh Hòa Bình chỉ đạo. (2) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch; hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh phục vụ phát triển du lịch. Tập trung hỗ trợ triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch trọng điểm có vốn ngoài ngân sách Nhà nước do Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hòa Bình chỉ đạo. (3) Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình đến năm 2025 cơ bản đáp ứng các điều kiện trở thành Khu du lịch quốc gia và xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành Khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030. Hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng, cộng đồng gắn với trải nghiệm bản sắc văn hóa; du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP của các địa phương; hỗ trợ các làng du lịch cộng đồng, người dân địa phương, người dân tộc thiểu số học nghề, nâng cao nghiệp vụ du lịch. Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bảo đảm đồng bộ và đạt hiệu quả; quản lý khai thác bền vững tài nguyên du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; xây dựng thương hiệu du lịch địa phương. (4) Xây dựng chiến dịch truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch Hòa Bình tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế, dành nguồn lực cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện. Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch kết hợp với truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, các trang mạng xã hội, nhằm giới thiệu du lịch Hòa Bình. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và quốc tế để quảng bá du lịch.
Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm việc niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay, bao che các hành vi vi phạm, trục lợi từ việc chèo kéo, ép giá, quảng cáo sai sự thật... trong hoạt động kinh doanh du lịch, gây ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của tỉnh. Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đổi mới khởi nghiệp sáng tạo, phát triển và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên độc đáo để phát triển du lịch bền vững. Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, phòng chống các tệ nạn xã hội, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách theo phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”. Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trồng và phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan, đặc biệt là tại các khu, điểm du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường du lịch; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, phương tiện vận chuyển khách, khu vui chơi giải trí…). Xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia kinh doanh và cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp; quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế đêm gắn với dịch vụ du lịch; phát triển đa dạng các dịch vụ, sản phẩm du lịch về đêm tại các khu vực tập trung đông khách du lịch của địa phương. Đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh; hợp tác với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ,… Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, mở rộng liên kết, hợp tác với một số tỉnh, thành phố là trung tâm du lịch lớn trong cả nước như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình, các tỉnh miền Trung... để hình thành tuyến du lịch liên vùng kết nối giữa các địa phương với sản phẩm, chuỗi sản phẩm đặc thù, khác biệt của từng địa phương theo phương châm “Một cung đường - Nhiều điểm đến”. Bố trí nguồn lực và kinh phí phù hợp cho công tác chuyển đổi số trong phát triển du lịch, đồng bộ với nội dung chuyển đổi số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện; tiếp tục triển khai có hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số về du lịch tại Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” (ban hành kèm theo Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 22/04/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 15/8/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1726/QĐ-BVHTTDL ngày 04/7/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ. Đẩy mạnh liên kết vùng thông qua hợp tác phát triển du lịch khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh; hợp tác với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ,… Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, mở rộng liên kết, hợp tác với một số tỉnh, thành phố là trung tâm du lịch lớn trong cả nước như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình, các tỉnh miền Trung... Đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch để hình thành các động lực tăng trưởng du lịch; kết nối tour, tuyến, điểm du lịch liên kết giữa các địa phương, có sự tham gia của các Hiệp hội và các doanh nghiệp du lịch theo phương châm "một cung đường - nhiều điểm đến", hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
Chủ động đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch và phối hợp với các cơ quan liên quan để xuất hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả trên các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội, các ấn phẩm du lịch; phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch của tỉnh; tăng cường phối hợp với các ngành liên quan kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân du khách để kích cầu du lịch.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân, cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn minh. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch tại các địa phương trong tỉnh, nhất là vào dịp tết và lễ hội, tháng cao điểm; tại các khu di tích, các công trình văn hóa, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm việc niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm theo quy định.
Tại Quyết định số 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhiệm vụ trọng tâm được đề ra là: Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển, có thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao, là trung tâm dịch vụ du lịch và công nghiệp chế biến chế tạo hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; hệ thống đô thị thông minh; khu vực nông thôn hiện đại, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, thích ứng hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu; người dân có điều kiện sống tốt, mức sống cao.
Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2025, có trên 6 nghìn phòng lưu trú; 4,9 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch đạt 5,4 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động; xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đạt các điều kiện của Khu du lịch quốc gia vào năm 2025. Đặc biệt là văn hóa Mường và nền văn hóa Hòa Bình được giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc. Phấn đấu đến năm 2030 có kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao; cơ sở lưu trú đạt trên 10 nghìn phòng; đạt 7,3 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 47 nghìn lao động; khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh…hướng đến là trung tâm du lịch vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh Hòa Bình tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt như: đẩy mạnh truyền thông quảng bá hình ảnh của tỉnh; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, liên kết, hợp tác phát triển du lịch, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch...ưu tiên nguồn lực từ ngân sách và huy động các nguồn lực của toàn xã hội đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là đầu tư hệ thống đường giao thông, bến thuyền kết nối các điểm du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, chất lượng cao. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về vai trò của phát triển du lịch của các cấp, các ngành… Đổi mới công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Bố trí nguồn lực cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch Hòa Bình, đặc biệt là đẩy mạnh công tác xã hội hóa cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch. Đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả nhằm giới thiệu các tài nguyên và điểm đến hấp dẫn của Hòa Bình; tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá tại các sự kiện du lịch trong nước và quốc tế.
Tin mới
- Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025 - 25/09/2024 08:44
- Hòa Bình đón hơn 100 ngàn du khách trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh - 05/09/2024 15:01
- Công tác phát triển các hoạt động du lịch Trên Khu du lịch hồ Hòa Bình - 28/08/2024 14:17
- Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đưa Khu du lịch hồ Hòa Bình sớm đạt các điều kiện trở thành Khu du lịch quốc gia - 25/08/2024 14:19
- Hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển Khu du lịch hồ Hoà Bình thành Khu du lịch quốc gia - 23/08/2024 15:49
Các tin khác
- Tỉnh Hòa Bình Phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp đồi Thung - 16/07/2024 16:32
- Kết Quả Hoạt Động Du lịch sáu tháng đầu năm 2024 - 15/07/2024 16:18
- Phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - 21/06/2024 13:07
- Mai Châu đầu tư cơ sở lưu trú thúc đẩy phát triển du lịch - 21/06/2024 08:52
- Lễ hội Cầu Mường của người Tày ở Đà Bắc - 20/06/2024 21:23
Thông báo mới
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển