-
Được đăng: 20 Tháng 6 2022
-
Lượt xem: 130
Hiện nay, trên địa bàn khu du lịch Hồ Hòa Bình, đến cuối năm 2021, Khu du lịch đã có 84 cơ sở lưu trú với 1.066 phòng; trong đó có 15 khách sạn (607 phòng), 44 nhà nghỉ du lịch (459 phòng) và 25 nhà nghỉ du lịch cộng cộng đồng với 382 đệm nghỉ. Tỉnh đã tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng và dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào khu du lịch. Đến nay, đã có tổng số 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha với tổng nguồn vốn từ nhà đầu tư khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.
Công viên nước tại Khu du lịch Hồ Hòa Bình
Hiện nay, trên địa bàn khu du lịch Hồ Hòa Bình, đến cuối năm 2021, Khu du lịch đã có 84 cơ sở lưu trú với 1.066 phòng; trong đó có 15 khách sạn (607 phòng), 44 nhà nghỉ du lịch (459 phòng) và 25 nhà nghỉ du lịch cộng cộng đồng với 382 đệm nghỉ. Tỉnh đã tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng và dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào khu du lịch. Đến nay, đã có tổng số 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha với tổng nguồn vốn từ nhà đầu tư khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.
Dịch vụ ẩm thực do lao động địa phương cung ứng cho du khách
Các dự án đầu tư đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn văn các dân tộc, du lịch tâm linh, chợ ẩm thực, nhà hàng, bến thuyền, bãi tắm,… Một số dự án đã đưa vào hoạt động, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch như khu nghỉ dưỡng Mai Châu Hideaway, Ba Khan Village Resort, điểm du lịch Đảo Dừa, khách sạn Sakura, khách sạn Grand, khách sạn Sojo Hòa Bình… và các điểm du lịch cộng đồng như điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi (Bản dân tộc Mường, Tân Lạc); Bản Mỗ (Bản dân tộc Mường, Cao Phong), Bản Sưng (Bản dân tộc Dao, Đà Bắc), Điểm du lịch Đá Bia, Mó Hém (Bản dân tộc Mường, Đà Bắc). Trong đó, đáng chú ý là điểm du lịch Đá Bia đạt 4 sao, Bản Ngòi đạt 3 sao theo tiêu chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Hiện tại, khu du lịch hồ Hòa Bình có trên 200 phương tiện tàu thuyền vận chuyển khách du lịch và 42 hướng dẫn viên du lịch.
Khách du lịch đến Hòa Bình nói chung và khu du lịch Hồ Hòa Bình nói riêng không ngừng tăng lên qua từng năm. Giai đoạn 2016 – 2019 (thời điểm chưa ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19), lượt khách du lịch đến Khu du lịch tăng trưởng bình quân mỗi năm là trên 10%; Năm 2019, khu du lịch Hồ Hòa Bình đón 540.000 lượt khách, chiếm khoảng 17,7% trên tổng khách toàn tỉnh; trong đó có 26.000 lượt khách quốc tế; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 215 tỷ đồng, chiếm khoảng 7,7% tổng thu từ hoạt động du lịch toàn tỉnh. Năm 2020, 2021, khu du lịch Hồ Hòa Bình bị ảnh hưởng chung do đại dịch Covid-19 gây ra, số lượng khách và doanh thu giảm sâu, năm 2021 chỉ đạt khoảng 260.000 lượt khách, đạt trên 43% so với kế hoạch.
Theo số liệu thống kê của ngành du lịch Hoà Bình, năm 2010 Khu du lịch vùng Hồ Hòa Bình có 206 lao động trong du lịch (trong đó có 190 lao động trực tiếp); đến năm 2015 tăng lên 340 lao động (trong đó có 275 lao động trực tiếp); Năm 2019 có tổng số 660 lao động (trong đó số lao động trực tiếp là 330 người). Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động 2010 - 2019 là 14,2%/năm (trong đó lao động trực tiếp là 13,4%/năm).
Chất lượng lao động: Số lượng lao động được tăng lên hàng năm, song chất lượng về trình độ đào tạo, về chuyên môn nghiệp vụ, cũng như khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành du lịch trong xu thế phát triển hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ…, trong những năm qua ngành du lịch tỉnh Hòa Bình nói chung đã quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn thấp, chưa được như mong muốn.
Về các loại hình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Hòa Bình nói chung và các địa phương (Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, TP. Hòa Bình) thuộc Khu du lịch vùng Hồ Hòa Bình nói riêng trong những năm qua chủ yếu thông qua các loại hình sau: Bồi dưỡng, tập huấn, tự đào tạo tại các doanh nghiệp, liên kết với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo ngay tại doanh nghiệp theo yêu cầu cụ thể, phù hợp với quy mô kinh doanh và thời gian đào tạo của doanh nghiệp.
Về cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch. Hiện nay, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc có Khoa nghiệp vụ Văn hóa du lịch hàng năm có đào tạo về Quản lý Văn hóa du lịch (hệ cao đẳng), các lớp nghiệp vụ du lịch (hệ trung cấp nghề…); tuy nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn tỉnh có Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật nhưng việc thực hiện đào tạo các nghiệp vụ về du lịch còn chưa được chú trọng.
Hiện nay, nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Khu du lịch Hồ Hòa Bình độ tuổi lao động từ 18 – 40 chiếm hơn 60%. Trong giai đoạn 2016 - 2021, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh đã tổ chức 20 khóa bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho các tổ chức và đơn vị kinh doanh du lịch trên Khu du lịch hồ Hòa Bình,.
Ngành Lao động, Thương Binh và Xã hội và các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh thực hiện công tác tuyển sinh chỉ tiêu đào tạo nghề, trú trọng đào tạo nghề về du lịch như: Ngành nghề du lịch, khách sạn, dịch vụ ăn uống, thêu, dệt thổ cẩm, mây tre đan cho các hộ kinh doanh du lịch theo mô hình homestay cho 348 người, trong đó có 147 học viên trình độ trung cấp, còn lại là trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Ngành du lịch đã chức các đoàn công tác đi học tập mô hình quản lý, phát triển du lịch, du lịch cộng đồng có trách nhiệm với môi trường tại các tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, Hà Nam, Sơn La... Tổ chức cho các hộ dân làm du lịch cộng đồng đi thực tế, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Qua những số liệu nêu trên, có thể thấy, lao động trong Khu du lịch Hòa Bình có trình độ không cao, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn, tập trung nhiều ở cơ sở lưu trú, các điểm du lịch và vận chuyển. Số lượng lao động được tăng lên hàng năm song chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện. Nhìn chung, số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp.
Tin mới
Các tin khác
- Đón khách quốc tế: Tín hiệu phục hồi đáng khích lệ - 22/12/2021 12:51
- Xã Bao La - điểm dừng chân lý tưởng của du khách - 22/12/2021 12:39
- Khám phá vẻ đẹp bản Mường Đá Bia - 22/12/2021 02:33
- Đẩy Mạnh Thu Hút Đầu Tư Xây Dựng Các Sản Phẩm Cao Cấp Trên Khu Du Lịch Hồ Hòa Bình - 17/12/2020 01:54
- Định hướng phát triển ngồn nhân lực và giáo dục cộng đồng - 24/09/2020 01:56
Thông báo mới
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển