-
Được đăng: 07 Tháng 9 2024
-
Lượt xem: 56
Trong quý III năm 2024, UBND Huyện Tân Lạc đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc. Đây là một trong các sự kiện chính trị nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án “Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và Đề án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 -2025, định hướng đến năm 2030”. Là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu, thu hút khách du lịch đến huyện Tân Lạc nói chung, các xã vùng cao của huyện nói riêng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của huyện trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở Tân Lạc
Theo đó, thời gian tổ chức Ngày hội sẽ diễn ra trong một ngày tại sân vận động xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc. Các đơn vị tham gia là Ủy ban nhân dân các xã: Quyết Chiến, Vân Sơn, Ngổ Luông; các cơ quan, đơn vị thuộc huyện có liên quan, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở kinh doanh du lịch, doanh nghiệp có sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá.
Các hoạt động chính của Ngày hội bao gồm: Chương trình Khai mạc và bảy hoạt động thi đấu là (1) Hoạt động thi trại văn hóa (giới thiệu các sản phẩm văn hoá, du lịch, nông sản và vật dụng sản xuất, sinh hoạt truyền thống của nhân dân các xã vùng cao. Trại văn hoá là mô hình hoá không gian văn hoá, nét sinh hoạt hàng ngày, công cụ, hoạt động lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Mường các xã vùng cao; qua đó, trưng bày các sản phẩm giới thiệu, quảng bá về giá trị di sản văn hoá, hình ảnh về tài nguyên thu hút phát triển về du lịch, sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm Ocop, ẩm thực… của các xã vùng cao. (2) Thi ẩm thực: Thi trình diễn và trưng bày các món ăn ngon của ẩm thực dân tộc Mường. (3) Thi Trình diễn trang phục dân tộc Mường và giao lưu văn nghệ: Thi trình diễn trang phục dân tộc Mường theo cặp nam nữ. (4) Thi các môn thể thao dân tộc (Kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ). (5) Thi hát đối tiếng Mường giữa các nhóm, câu lạc bộ hát đối. Lực lượng tham gia: Nghệ nhân các xã vùng cao và địa phương lân cận. (6)Thi đan lát truyền thống: Đan lồng gà, rế nồi. (7) Tổ chức thi các trò chơi dân gian dân tộc Mường.
Khách du lịch thăm quan tại Tân Lạc, Hòa Bình
Trong Ngày hội, UBND huyện Tan lạc sẽ tổ chức Lễ công bố công nhận cây di sản Việt Nam. Nội dung: Lễ công bố công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 03 cây Vải cổ tại xóm Chiến, xã Vân Sơn và 01 cây Chò Đãi, xóm Bắc Thung, xã Quyết Chiến đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận, vinh danh là cây Di sản Việt Nam là việc làm góp phần khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trường, bảo tồn tại chỗ đa dạng loài cây và gen thực vật của nước ta; tạo ra sản phẩm phục vụ điểm du lịch thu hút đông đảo du khách được biết đến. Ngoài ra, sẽ có hai hoạt động trình diễn là trình diễn làm các loại bánh, cơm lam và trình diễn hoạt động thiêu rượu, đan lát, nghề thủ công truyền thống. Trong dịp này, Chương trình khảo sát, xây dựng tuyến điểm du lịch mới tại ba xã vùng cao của huyện cũng sẽ được tổ chức với sự tham gia của các công ty lữ hành tại Hà Nội và tỉnh Hòa Bình.
Khách quốc tế tham quan tại xã Vân Sơn, xã vùng cao Tân Lạc
( Ảnh do Hải Thạn homestay cung cấp)
Kế hoạch cũng nêu rõ, việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hộiphải đảm bảo giữ nét văn hóa truyền thống các dân tộc, đảm bảo trang trọng, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí, đảm bảo an toàn và tiết kiệm gắn với các sự kiện của đất nước, của tỉnh, của huyện, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, đúng mục đích, yêu cầu đề ra. Nội dung, hình thức phong phú, sinh động, có sức lan tỏa, chú trọng công tác quảng bá, tuyên truyền trước, trong và sau thời điểm diễn ra các hoạt động Ngày hội.
Ba xã vùng cao của huyện gồm: Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông cách thị trấn Mãn Đức, Tân Lạc khoảng 20 km về phía Tây, được thiên nhiên ưu đãi và cộng đồng dân cư tại đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống gắn với bản sắc người Mường như nhà sàn cổ, đồ dùng gia đình, trang phục, thuần phong mỹ tục, lễ hội truyền thống, diễn xướng Mo Mường, dân ca, trò chơi dân gian, ẩm thực. Đây là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thăm quan khám phá, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân. Năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin mới
Các tin khác
- Thông Báo Về việc thực hiện một số quy định về tổ chức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và dừng các hoạt động vui chơi, giải trí - 23/07/2024 15:44
- Tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch tổ chức các Chương trình Phiên chợ vùng cao, Hội chợ, Tuần lễ giới thiệu sản phẩm của tỉnh Hòa Bình năm 2024 - 15/07/2024 16:29
- Tỉnh Hoà Bình tổ chức sự kiện chào mừng Ngày Quốc tế Yoga năm 2024 - 05/07/2024 15:40
- Triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Hoà Bình năm 2024 - 30/05/2024 09:59
- Đệ trình Mo Mường là Di sản văn hoá phi vật thể nhân loại - 16/04/2024 08:12
Thông báo mới
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển