-
Được đăng: 16 Tháng 4 2024
-
Lượt xem: 318
Ngày 29/3/2024, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi hồ sơ Mo Mường và Nghệ thuật Chèo trình UNESCO.
Theo đó, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia về việc xin phép ký và gửi các hồ sơ quốc gia Mo Mường và Nghệ thuật Chèo để trình, xét ghi danh vào các Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường (Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội và Đắk Lắk) vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Chèo (Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội và Hải Phòng) vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ủy quyền Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký các Hồ sơ theo quy định.
Thực hành Mo Mường trong đời sống của người Mường Hòa Bình
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL làm các thủ tục cần thiết để gửi các hồ sơ di sản tới UNESCO, bảo đảm thời gian theo quy định của Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 2003 và pháp luật về di sản văn hóa.
Mo Mường là hoạt động diễn xướng dân gian được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Mường. Chủ thể thực hành Mo Mường là các thầy mo, đây là những người giữ tri thức mo, thuộc lòng hàng vạn câu mo và thông thạo các nghi lễ, tập quán, là người uy tín được cộng đồng tin tưởng. Khi thực hành nghi lễ thầy mo là người nói, đọc, hát các bài mo khi làm lễ.
Trước đây, người Mường không có chữ viết riêng nên những bài mo (bài khấn) của người Mường được lưu truyền từ thế hệ thầy mo này qua thế hệ thầy mo khác bằng phương pháp truyền miệng, được tồn tại và duy trì thông qua các nghi lễ trong dân gian của người Mường.
Thầy Mo, Nghệ nhân Nhân dân Bùi Văn Minh Người cầm quạt) huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thực hiện nghi lễ - Ảnh tư liệu
Mo Mường bao gồm rất nhiều bài mo, đoạn mo được sử dụng trong từng nghi lễ cụ thể. Mo Mường có 9 thể loại: Mo trong lễ tang (Mo ma), Mo vía (Mo Voái), Mo giải hạn, Mo xin số, Mo ngày Tết, Mo Thổ công thổ địa, Mo đôi đũa, Mo Mát nhà, Mo Mụ.
Cuộc đời mỗi con người ở các dân tộc khác nhau, đều có những nghi lễ liên quan đến vòng đời như: Sinh đẻ, trưởng thành, kết hôn… Đối với người Mường, tang lễ là nghi lễ cuối cùng của cuộc đời mỗi con người mà con người chỉ được thụ hưởng khi chết. Với người Mường khi chết đi họ chuyển sang thế giới Ma bên mường Chạ Đống cùng với Tổ tiên, họ hàng bên ma. Từ những niềm tin và quan niệm trên các dân tộc sản sinh ra các thiết chế tang ma để thực hiện những nghi lễ “cần thiết” để chuẩn bị và tiễn đưa người quá cố đi đến cõi vĩnh hằng.
Hội thảo Quốc tế về Mo Mường tại Hòa Bình năm 2023
Với người Mường việc tổ chức tang lễ trong đó có các nghi lễ Mo, do các thầy Mo làm chủ tế. Đó là những nghi lễ nhằm cho con cháu lần cuối cùng được báo hiếu cha mẹ và chuẩn bị “hành trang” cho người chết đi sang thế giới Mường Ma. Đây chính là nguồn gốc cơ bản sản sinh ra Mo Mường. Bao đời qua Lời Mo được truyền dạy theo lối truyền khẩu gắn liền với con người thực hành Mo và và lưu giữ trong truyền khẩu dân gian. Lời Mo ngày nay đa số được gọi là Mo Mường, là tập hợp các bài văn vần chức năng, được diễn xướng trong 12 đêm Mo tang lễ, trong tổ chức tang lễ cổ truyền người Mường. Các bài văn vần này được chia thành các cát Mo, hay roóng Mo, trong văn học thành văn gọi là các chương, hồi. Mỗi chương Mo có chủ đề, có mục đích sử dụng riêng cho từng đề mục nghi lễ trong một chuỗi các nghi lễ được tiến hành trong tang lễ. Trong đó có các chương Sử thi dân gian, phong tục tập quán, tri thức dân gian… Trong dân gian Mường. mỗi một vùng Mường có lưu truyền nhiều bản Mo tuy có khác nhau đôi chút, song cơ bản vẫn tương đồng và khá thống nhất.
Nhìn tổng thể Mo Mường chính là thể hiện nhân sinh quan, quá trình nhận thức thế giới, phản ánh thế giới quan, vũ trụ quan... của người Mường. Một bộ bách khoa thư dân gian về người Mường, do người Mường sáng tạo ra. Mo Mường là một sáng tạo của người Mường. Mo Mường tích tụ trong nó gần như toàn bộ những giá trị hợp thành văn hóa Mường; lịch sử, văn học, xã hội, nghệ thuật, tín ngưỡng, sinh hoạt...Với việc phản ánh rõ thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường về nhận thức thế giới, những yếu tố lịch sử được lưu giữ từ thời hồng hoang, Mo Mường đang từng bước để được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Tin mới
- Kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc năm 2024 - 07/09/2024 14:57
- Thông Báo Về việc thực hiện một số quy định về tổ chức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và dừng các hoạt động vui chơi, giải trí - 23/07/2024 15:44
- Tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch tổ chức các Chương trình Phiên chợ vùng cao, Hội chợ, Tuần lễ giới thiệu sản phẩm của tỉnh Hòa Bình năm 2024 - 15/07/2024 16:29
- Tỉnh Hoà Bình tổ chức sự kiện chào mừng Ngày Quốc tế Yoga năm 2024 - 05/07/2024 15:40
- Triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Hoà Bình năm 2024 - 30/05/2024 09:59
Các tin khác
- Kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 - 05/04/2024 10:34
- Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên kết hợp tác và Phát triển du lịch - 05/04/2024 08:49
- Quảng bá du lịch thông qua Giải siêu Marathon Việt Nam 2024 tại Mai Châu, Hòa Bình - 01/04/2024 15:35
- Khai mạc lễ hội đền Thượng Bồng Lai năm 2024 - 13/03/2024 15:24
- Giải chạy Hoà Bình Marathon 2024 thu hút gần 2.000VĐV tham dự - 12/03/2024 07:13
Thông báo mới
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển