Từ lâu Khu du lịch Hồ Hòa Bình đã được du khách biết đến bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ, hệ thủy sinh, đảo đá, hang động phong phú, kỳ thú, song có lẽ điểm đến nổi bật trên Khu du lịch Hồ Hòa Bình phải kể đến Đền Bờ.
Khu du lịch hồ Hòa Bình nằm trong Hồ Hòa Bình có diện tích mặt nước khoảng 9.000 ha, dung tích khoảng 9,45 tỷ m3 nước, có 47 đảo lớn nhỏ. Dọc theo bên hồ là nhiều các dãy núi đá vôi với nhiều hang động cùng với các khối nhũ đá đặc sắc muôn hình vạn trạng. Trên hồ có những vịnh nước thu nhỏ trong xanh, hai là những cánh rừng bạt ngàn xen lẫn những bản làng dân tộc còn nguyên bản sắc. Đây chính là các điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó có loại hình du lịch cộng đồng.
Các diễn viên Đội văn nghệ của Điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi
Cả gia đình cùng đi cắm trại đã trở thành trend xê dịch của năm nay. Khác với du lịch nghỉ dưỡng, đi cắm trại sẽ giúp cả gia đình có những trải nghiệm cực kỳ thú vị, được hòa mình với thiên nhiên, khám phá thế giới xung quanh một cách gần gũi nhất. Khu du lịch Hồ Hòa Bình được ví như một “ Vịnh Hạ Long” trên núi, với nhiều địa điểm cắm trại, hấp dẫn, thú vị. Dưới đây là một số điểm cắm trại tại khu du lịch Hồ Hòa Bình.
Điểm cắm trại ven khu vực hồ ở xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc.
Ảnh: sưu tầm
Điểm cắm trại ven lòng hồ tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc
Ảnh: sưu tầm
Điểm căm trại ở khu vực Hồ Hòa Bình tại xã Tân Mai, huyện Mai Châu
Ảnh: sưu tầm
Khu vực hồ Hòa Bình tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong
Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động, Mường Bi (huyện Tân Lạc) được biết đến là vùng đất Mường cổ, là một trong 4 Mường lớn của tỉnh Hòa Bình, là nơi còn lưu giữ và bảo tồn được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường, hơn nữa, còn là một trong 5 huyện có địa phận thuộc khu du lịch Hồ Hòa Bình. Đến với Tân Lạc, tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm nhiều điều hấp dẫn trong văn hóa cổ truyền và những kiệt tác của thiên tạo tại các điểm hang động tuyệt đẹp. Dưới đây là một số hang động đẹp tại huyện Tân Lạc.
1. Động Hoa Tiên, huyện Tân Lạc
Động Hoa Tiên Một trong các điểm du lịch khám phá tại khu du lịch hồ Hòa Bình
Động Hoa Tiên toạ lạc trong lòng một dãy núi đá vôi lớn, nhân dân đặt tên là núi Bà. Động Hoa Tiên là một trong số những động đẹp nhất của Hoà Bình. Động có nhiều khối nhũ đá, măng đá, cột đá… với các hình thù kỳ thú hấp dẫn tạo ra cho động trở thành một Bảo tàg nghệ thuật tự nhiên ở đó có các tác phẩm điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ thật hài hoà và tuyệt mỹ. Giúp cho du khách có nhiều cảm nhận về cái đẹp tạo ra cho các nhà làm nghệ thuật có nhiều ý tưởng để sáng tác.
Đến với di tích thắng cảnh động Hoa Tiên là đến với những giá trị văn hoá do thiên nhiên sắp đặt từ hàng triệu năm. Động được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia năm 2003.
2. Động Nam Sơn, huyện Tân Lạc
Các dải nhũ đá trong Động
Động Nam Sơn nằm ở lưng chừng núi Thung Tớn, ở độ cao 40m so với chân núi. Theo kết quả khảo sát, đánh giá của trung tâm nghiên cứu Karst - Viện Nghiên cứu Địa chất và khoáng sản thì đây là một hang động rất đẹp với nhiều kiểu loại tạo thành hang động như cột đá, măng đá, rèm đá, nhũ đá…; Hang động phức tạp có hình zích zắc, lên cao xuống thấp dễ gây ấn tượng cho du khách; Độ rộng của động đạt yêu cầu để thiết kế hai con đường ra, vào riêng biệt; Động thoáng mát tự nhiên, giống như một máy điều hoà khổng lồ giữ nhiệt độ lý tưởng cho khách; Động có hồ nước đẹp, măng đá, cột đá ngự ngay giữa hồ, nhũ đá, rèm đá đẹp bám nhiều ở trần hang, nước hồ trong, sạch sẽ. Đây là ưu thế có một không hai trong các hang động Karst Việt Nam; Hệ sinh thái trong và ngoài động rất đa dạng và phong phú, với rất nhiều họ, loài động thực vật quý hiếm, bởi đây là vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Cúc phương nổi tiếng.
Du khách đến với động Nam Sơn, sẽ có dịp chiêm ngưỡng và suy ngẫm về những cảnh trí thần tiên. Động Nam Sơn không chỉ phô bày, ẩn dấu ở các cột đá, măng đá, nhũ đá, hồ nước… quả là thiên nhiên đã hào phóng mà ban phát cho xã Nam Sơn một quà tặng quý giá, một cảnh quan đa dạng, với khí hậu mát mẻ, con người hiếu khách, an ninh xã hội đảm bảo, tạo cho du khách những giờ phút nghỉ ngơi, tâm hồn thư thái.
3. Hang Núi Kiến, huyện Tân Lạc
Hang nằm ở lưng chừng núi Kiến, ở độ cao khoảng 30m so với chân núi, cửa hang quay về hướng Tây Bắc. Đứng ở cửa hang nhìn xuống là thung lũng xóm Hượp xanh mướt một màu xanh của cây su su đang trong thời kỳ sinh trưởng, trông xa tựa như một tấm thảm nhung xanh trải dài tới tận chân thung.
Tiến vào phía trong, lòng ta bỗng ấm lại khi ẩn hiện các khối nhũ tựa như một khu vườn Thượng uyển, xua đi cái cảm giác ban đầu lạnh lẽo. Đi ra phía ngoài ta thực sự bất ngờ khi bắt gặp hàng trăm các khối nhũ mọc lô nhô từ nền động, nhìn thoáng qua tựa hồ như một rừng cây tùng um tùm phủ một lớp tuyết trắng đục, xung quanh bốn bề của mỗi cây được tạo hoá đẽo gọt, chạm khắc công phu, tỷ mỷ như có bàn tay khéo léo, tài ba của các nhà điêu khắc, nhà hoạ sỹ chau chuốt tạo nên. Mỗi một cột nhũ, vách đá đều mang đậm một sắc thái riêng biệt, các cột thời gian cứ như muốn vươn lên, vươn mãi kéo theo sự tinh khiết của mình để góp thêm cho đời những tác phẩm đẹp nhất của tạo hóa. Hang được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xếp hạng là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 2018.
Cảnh đẹp tự nhiên của hang Kiến thật kỳ thú, được thiên nhiên tạo lập và ban tặng cho hang Kiến nhiều cảnh quan đẹp trong hang như hồ nước, những khối nhũ, măng đá, bụt đá có hình kỳ lạ như những kiệt tác hoành tráng của tạo hóa làm say đắm lòng du khách khi đến tham quan hang. Cảnh đẹp của tạo hóa như muốn níu kéo bước chân khiến cho du khách lưu luyến, bâng khuâng chưa muốn chia tay sớm với chốn thiên thai đầy mộng mơ này./.
Chợ phiên vùng cao từ lâu đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chợ không chỉ là nơi để người dân bản địa bán các sản vật của địa phương, trao đổi hàng hóa thiết yếu từ miền xuôi đem lên, đó còn là nơi gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình, là ngày hội, là thời gian để giao lưu sau những ngày lao động vất vả.