-
Được đăng: 21 Tháng 9 2022
-
Lượt xem: 35
Trong những năm qua, hướng về mục tiêu chung của sự nghiệp văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII. Tỉnh Hòa Bình đã rất chú trọng đến công tác quản lý và phát huy giá trị di tích, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển ngành kinh tế du lịch dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống di tích của tỉnh, cùng với những giá trị văn hóa chứa đựng trong di tích, lễ hội.
Lễ hội Chùa Tiên thu hút rất đông du khách tham dự
Hiện nay tỉnh Hòa Bình đã có 102 di tích được xếp hạng các cấp, trong đó có 41 di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia và 61 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Về di sản văn hóa phi vật thể, Hòa Bình có bốn di sản văn hóa phí vật thể cấp quốc gia là Nghệ thuật Chiêng Mường, Mo Mường, Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường, Lễ Hội Khai Hạ Mường Bi. Hàng năm, Hòa Bình có 63 lễ hội dân gian truyền thống được đăng ký tổ chức. Các lễ hội này diễn ra hàng năm gắn với di tích, khu di tích và tập trung từ tháng Giêng cho đến tháng Ba âm lịch, trải rộng khắp các địa phương trong tỉnh, như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy), lễ hội Gầu Tào (Mai Châu), Lễ hội Đền Bờ (Đà Bắc), Lễ hội Đình Ngòi (TP Hòa Bình), lễ hội Mừng Xuân người Dao (Đà Bắc), lễ hội Cam (Cao Phong) … Đây chính là nguồn tài nguyên vô giá để Hòa Bình đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ. Các lễ hội đã tạo nên sự hấp dẫn cho du khách, lượng khách du lịch về tham quan các khu, điểm di tích ngày càng đông, góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho ngành du lịch Hòa Bình.
Quần thể di tích hang động Núi Đầu Rồng ở Cao Phong, Hòa Bình
Các lễ hội gắn liền với các khu di tích, danh lam thắng cảnh này đã thu hút rất đông du khách thập phương đến tham quan. Trong đó, phải kể đến: Khu di tích Chùa Tiên (Lạc Thủy), Khu di tích Núi Đầu Rồng (Cao Phong) ... Đặc biệt là Di tích Đền Thác Bờ (Đà Bắc) từ lâu đã trở thành điểm đến, hành trình không thể thiếu của du khách khi đến với Hòa Bình trong mùa lễ hội đầu năm. Lượng khách di tích này tập trung đông nhất trong 3 tháng lễ hội (từ tháng Giêng cho đến tháng 3 âm lịch hàng năm). Trung bình mỗi mùa lễ hội, Đền Thác Bờ đón hơn 300 ngàn khách du lịch đến tham quan, chiêm bái. Cùng với Đền Thác Bờ, Khu di tích Chùa Tiên (Lạc Thủy) cũng thu hút một lượng du khách khá đông. Mỗi mùa lễ hội, khu di tích quốc gia này thu hút hàng vạn du khách đến tham quan. Lễ hội Chùa Tiên là một những lễ hội được phục dựng sớm nhất và được tổ chức thường niên rất thành công trên địa bàn tỉnh. Khu di tích Núi đầu rồng đón khoảng 70.000 khách/năm.
Hòa Bình là tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một bản sắc văn hóa riêng riêng, tạo cho địa phương sự phong phú, đa dạng về văn hóa. Những hình thái diễn xướng như Mo Mường, hát đối, Thường đang bộ meẹng, nghệ thuật chiêng Mường (Dân tộc Mường), Âm nhạc, khèn, khèn lá của người Mông, lễ cấp sắc của người Dao, múa Xòe của dân tộc Thái, những tác phẩm văn học truyền miệng là những giá trị văn hóa rất quý để phát triển du lịch.
Thực tế đã chứng minh, di sản văn hóa (Bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến với Hòa Bình. Đây cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình. Di sản văn hóa cũng là môi trường tương tác và là những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch. Cũng chính sức cuốn hút ấy của di sản văn hóa đã tạo nên những dự án đầu tư vào du lịch di sản, những dòng khách du lịch tấp nập đổ về tham quan. Điều đó mang lại không chỉ những kết quả tăng trưởng lan tỏa nhiều mặt về kinh tế - xã hội, mà còn bảo tồn chính các giá trị của di sản văn hóa.
Để phát huy tiềm năng thế mạnh này, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng nhiều khu di tích. Trong suốt nhiều năm qua, các khu di tích được quan tâm đẩy mạnh đầu tư, trùng tu tôn tạo nhiều công trình như: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hang động Chùa Tiên; Di tích nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy; Di tích nhà tù Hòa Bình, Di tích Mộ cổ Đống Thếch, Nơi lưu dấu chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan năm 1951, di tích Địa điểm Bác Hồ về thăm Trường thanh niên lao động XHCN Hoà Bình … các cơ sở hạ tầng đường giao thông, bãi đỗ xe, quy hoạch khu dịch vụ, cải tạo cảnh quan di tích. Hiện nay, nhiều di tích khác cũng đang được tiếp tục đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động xã hội hóa. Hàng chục di tích của tỉnh Hòa Bình đã được tiến hành tu bổ, tôn tạo, phục hồi theo đúng trình tự, quy định của Nhà nước, đã và đang đóng vai trò tích cực phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tuổi thọ của công trình kéo dài, những yếu tố gốc cấu thành di tích được gìn giữ cũng như tạo cơ sở vật chất quan trọng cho các hoạt động khai thác, phát huy giá trị của di tích.
Có thể nói, du lịch gắn với di sản văn hóa đang ngày càng phát triển, trở thành một loại hình du lịch quan trọng trong “ngành công nghiệp không khói” của Hòa Bình. Đây là loại hình du lịch đặc biệt luôn có sức hấp dẫn với du khách gần xa.
Tin mới
- Tập huấn lớp đào tạo, hướng dẫn sử dụng hệ thống du lịch thông minh - 23/09/2022 02:47
- Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở lưu trú - 23/09/2022 02:45
- Phát triển du lịch cộng đồng trên hồ Hoà Bình gắn với gìn giữ bản sắn văn hóa truyền thống - 21/09/2022 02:02
- Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình - 21/09/2022 01:59
- Di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình - Tiềm năng để phát triển du lịch - 21/09/2022 01:57
Các tin khác
- UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu nhà vườn cao cấp tại Kim Bôi - 21/09/2022 01:52
- Kết Quả Hoạt Động Du lịch Trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2022 - 08/09/2022 03:29
- Chương trình kích cầu du lịch “Chào thu 2022” tại công viên di sản các nhà Khoa Học Việt Nam - 08/09/2022 03:28
- UBND tỉnh Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Avana, Mai Châu - 05/09/2022 07:19
- Đánh giá công tác phát triển du lịch 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Ban Chỉ đạo du lịch. - 24/08/2022 08:13
Thông báo mới
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển