-
Được đăng: 15 Tháng 12 2020
-
Lượt xem: 138
Bảo tàng không gian văn hóa Mường nằm trên con đường Tây Tiến đi Thung Nai thuộc địa phận phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Bảo tàng cơ bản tổ chức thành bốn “không gian văn hóa”, bao gồm bốn khu nhà sàn đại diện cho bốn tầng lớp trong xã hội Mường xưa, đó là: Nhà Lang, nhà Ậu, nhà Noóc và nhà Noóc trọi, đi cùng với đó là hệ thống các hiện vật phản ánh đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Mường xưa, đáng chú ý trong số đó chính là hệ thống các dàn chiêng Mường.
Cồng chiêng xuất hiện trong đời sống văn hóa – tinh thần của người Mường từ rất sớm, ngoài ý nghĩa về mặt vật chất, là biểu tượng cho sự giàu có, quyền uy của các gia đình, dòng tộc, cồng chiêng còn được coi là đồ có linh khí thiêng lành, có tác dụng xua đuổi tà ma đem lại sự bình yên cho gia đình, làng bản; cồng chiêng hiện diện trong hầu hết các nghi lễ quan trọng của cuộc đời mỗi con người.
Thành phần tổ chức của một dàn chiêng Mường đầy đủ bao gồm 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm, biểu thị cho sự giao hoà của 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; Chiêng Mường được chia làm 3 loại: chiêng Dàm; chiêng Bồng; chiêng Tlé, đại diện cho ba âm vực: trầm, trung và cao của dàn chiêng, trong đó chiêng Tlé giữ vai trò tạo nên giai điệu chính của cả dàn chiêng. Chiêng được người Mường sử dụng khá linh hoạt, tùy tính chất từng công việc, có thể sử dụng đơn chiếc, thành dàn nhỏ từ 2 – 3 chiếc hoặc cả dàn 12 chiếc, khi hoà tấu tập thể từ 4 chiêng trở lên được gọi là đánh bùa hoặc xắc bùa.
Có thể nói, Hội xắc bùa là một lễ hội rất độc đáo của người Mường Hòa Bình. Trong không khí vui tươi của ngày xuân, các mường thường tổ chức những phường chiêng đi chúc tết các gia đình (gọi là hội xắc bùa), đoàn xắc bùa đi đến đâu rộn vang tiếng chiêng đến đó, đến mỗi gia đình phường bùa đều chọn lời hay ý đẹp để chúc cho gia chủ một năm mới vui tươi, mạnh khỏe, mùa màng tốt tươi.
Bên cạnh đó, cồng chiêng còn có mặt trong những thời khắc quan trọng khác của cuộc đời mỗi người dân Mường. Trong lễ cưới, tiếng cồng là lời chúc phúc cho đôi trẻ, là nhạc đệm cho các cuộc hát “thường rang bộ mẹng”; Trong đám tang, các nghi lễ, cồng chiêng là lời báo hiệu, tạo không khí trang nghiêm; khi kéo gỗ làm nhà, trong các cuộc đi săn, cồng chiêng tạo nên sức mạnh đoàn kết, cồng chiêng còn là lời hiệu triệu dân chúng khi bản làng lâm nguy, khi cần truyền đi những thông diệp quan trọng của bản, của mường.
Do có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa – tinh thần như vậy nên cồng chiêng được người Mường coi như vật thiêng, vật báu trong nhà, được các thế hệ từ đời này sang đời khác ý thức bảo vệ, lưu giữ và truyền dạy./.
Lam Châu
Tin mới
- Khám phá cung đường dốc Cun - Cảng Thung Nai Hòa Bình - 17/12/2020 01:18
- Những trải nghiệm thú vị trên lồng nuôi cá trên Hồ Hòa Bình - 17/12/2020 01:13
- Bảo tàng sinh thái cộng đồng người Mường ở vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình – Bước đi mới trong bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể - 17/12/2020 01:11
- Lễ tạ cuối năm tại Đền Bờ - 17/12/2020 01:07
- Hai gợi ý tuyệt vời cho kỳ nghỉ dưỡng của bạn ở Mai Châu – Khu du lịch hồ Hòa Bình - 15/12/2020 08:40
Các tin khác
- Du ngoạn Lòng hồ, thưởng thức những món ngon khó quên - 15/12/2020 08:36
- Lên thăm bản Giang Mỗ, tìm hiểu ý nghĩa từng không gian trong ngôi nhà sàn của người Mường ở Hòa Bình - 15/12/2020 08:34
- Du lịch cộng đồng xóm Tiện, xã Thung Nai huyện Cao phong - 24/12/2019 02:53
- Du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, Tân Lạc - 24/12/2019 02:49
- Du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn, Đà Bắc - 24/12/2019 02:45
Thông báo mới
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tiềm năng Du lịch Đà Bắc
Mai Châu được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh
Di tích lịch sử trên lòng Hồ Hòa Bình
Tiềm năng Du lịch Hòa Bình và tiềm năng phát triển